Notification texts go here Contact Us Buy Now!
Posts

Doanh nghiệp "kiệt sức"

Huyen Seatek

Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh và biến đổi nhanh chóng, không ít doanh nghiệp gặp phải tình trạng "kiệt sức". Nhiều doanh nghiệp đang ngày càng đối mặt với khó khăn khi đơn hàng tiếp tục giảm mạnh trong khi lãi suất vay neo cao, nguồn vốn hạn hẹp. Có những đơn vị phải sản xuất cầm chừng.

Một minh chứng rõ rệt nhất, mới đây, Pouyuen - Doanh nghiệp đông lao động nhất Việt Nam tiếp tục thông báo cắt giảm khoảng 10% tổng số lao động, tức khoảng 5.700 lao động. Hồi tháng 3, công ty này cũng ngừng hợp đồng với hơn 2.300 nhân sự. Trong một khảo sát vừa công bố, có tới 50% doanh nghiệp tại TP.HCM cũng cho biết họ đang sản xuất cầm chừng và cố gắng để duy trì. Thực tế, tình hình "đói" vốn, "đói" đơn hàng ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải co cụm lại, không có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Số khác còn duy trì hoạt động thì cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng nếu muốn vay để mở rộng đầu tư bởi kinh tế chung chưa hồi phục.

Bên cạnh đó, số lượng và lợi nhuận đơn hàng đầu ra sụt giảm cũng khiến tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên ảm đạm. Sự thắt chặt của điều kiện tài chính toàn cầu cộng với đứt gãy chuỗi cung ứng làm giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thấp đi rất nhiều ở hầu hết các thị trường.

Ngoài ra, việc đồng Việt Nam mạnh hơn tương đối so với những đồng tiền khác như Yên (Nhật) hay đồng tiền chung châu Âu (Euro) khiến cho các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu tại Liên minh châu Âu hay Nhật Bản chịu nhiều bất lợi do thu về những đồng tiền đang mất giá mạnh.

Tất cả khó khăn bủa vây lần lượt gọi tên doanh nghiệp, trong khi đó "căng" nhất lúc này là hiện nhiều ngân hàng thông báo không cho vay khoản vay mới, khiến doanh nghiệp không có thêm tài chính cho kế hoạch thu mua nguyên liệu sản xuất. Việc này diễn ra trong bối cảnh nhiều nhà băng đang cạn room tín dụng. Bộ trưởng KH&ĐT nhìn nhận, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định trong 4 tháng đầu năm, nhưng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, bình quân 9,56%/năm. Tín dụng đến ngày 24/4 tăng trưởng 2,66%, cho thấy sản xuất, kinh doanh khó khăn và khả năng hấp thụ vốn của DN hạn chế. 

“Nhiều DN lớn chúng tôi biết đã phải bán gần hết tài sản, những gì bán được là đã bán, đấy là việc rất đáng lo ngại và bán có 50% giá thực. Người mua là ai - toàn là nước ngoài. Đấy là câu chuyện chúng tôi đã cảnh báo rất nhiều lần về việc thâu tóm của nước ngoài, rất nguy hiểm, nhất là đối với những DN lớn mà chúng ta cần phải giữ, cần phải hỗ trợ để cho nền kinh tế. Đó là vấn đề chúng tôi rất lo ngại”, ông Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

Theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, giờ là lúc cần phải trả lời được câu hỏi: Sức chịu đựng của DN đến ngưỡng nào và liệu họ có “trụ” được trong hoàn cảnh hiện nay không ? TS Vũ Tiến Lộc cho biết, đánh giá về sức chịu đựng của DN hiện nay so với thời kỳ 2008 đang có hai luồng ý kiến: thứ nhất cho rằng chỉ một vài phần trăm DN đang đuối sức; thứ hai cho rằng đa số các DN, nhất là DNNVV đang đuối và cần phải có các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ DN.

Trên thực tế, nhiều DN đang kinh doanh do khó khăn nên đã phải “ăn” cả vào phần vốn dự trữ. Tuy nhiên, nếu tình hình tiếp tục không có chuyển biến thì dần dần số vốn đó cũng cạn kiệt. Nhiều dự án đầu tư của các DN do thiếu vốn đã phải nằm “đắp chiếu” chờ thời cơ.

Với giải pháp trước mắt, các DN cho biết điều quan trọng nhất là duy trì dòng tiền. Ngoài các phương án thu hẹp sản xuất, tiết giảm chi phí, DN cần được hỗ trợ nhiều mặt về chính sách. Đồng thời, nhiều DN cũng phản ánh Nhà nước nên khẩn trương có các thông tư hướng dẫn, thi hành các Nghị định hỗ trợ DN trong giai đoạn khó khăn.

 

Post a Comment

Cookie Consent
We serve cookies on this site to analyze traffic, remember your preferences, and optimize your experience.
Oops!
It seems there is something wrong with your internet connection. Please connect to the internet and start browsing again.
AdBlock Detected!
We have detected that you are using adblocking plugin in your browser.
The revenue we earn by the advertisements is used to manage this website, we request you to whitelist our website in your adblocking plugin.
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.